31/03/2022
811
Trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu được quy định tại Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường. Hiện nay, quy định này đã được quy định chi tiết thi hành tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ (Mục 1 Chương VI, Điều 86 và Phụ lục XXII) và tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 78 và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 79 và Mẫu số 01, 02, 03 Phụ lục IX).
Nhằm giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, nắm bắt dễ dàng các quy định của pháp luật về trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu mà không cần phải mắt thời gian tra cứu, tìm hiểu nhiều văn bản quy phạm pháp luật cùng lúc, Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT thực hiện tổng hợp, hệ thống hóa toàn bộ các quy định của pháp luật nêu trên, đồng thời thông tin thêm về một số quy định pháp luật dự kiến ban hành trong thời gian tới liên quan đến trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu, cụ thể như sau:
1. Ai và khi nào phải thực hiện trách nhiệm tái chế?
1.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu một số sản phẩm, bao bì sau đây để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc, bao gồm:
(1) Ắc quy (gồm ắc quy chì và các loại khác) và Pin (gồm pin sạc nhiều lần, pin các loại sử dụng cho phương tiện giao thông và pin các loại sử dụng cho các thiết bị điện – điện tử) - lộ trình thực hiện: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
(2) Dầu nhớt dùng cho động cơ - lộ trình thực hiện: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
(3) Săm lốp các loại - lộ trình thực hiện: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
(4) Điện – điện tử: gồm tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động; điều hoà không khí cố định, di động; máy tính bảng, máy tính xách tay (laptop, notebook); ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác; bóng đèn compact; bóng đèn huỳnh quang; bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng; máy giặt, máy sấy; máy ảnh (kể cả đèn flash), máy quay phim; thiết bị âm thanh (loa, amply); máy tính để bàn; máy in, photocopy; điện thoại di động; tấm quang năng - lộ trình thực hiện: từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
(5) Phương tiện giao thông: gồm xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh; xe gắn máy kể cả xe máy điện, xe đạp điện; xe ô tô chở người (đến 09 chỗ ngồi); xe ô tô chở người (trên 09 chỗ ngồi); xe ô tô chở hàng (xe ô tô tải) các loại; xe, máy công trình tự hành các loại - lộ trình thực hiện: từ ngày 01 tháng 01 năm 2027.
(1) Thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
(2) Mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
(3) Thuốc theo quy định của pháp luật về dược;
(4) Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của pháp luật về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y;
(5) Chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng, nông nghiệp, y tế;
(6) Xi măng.
Lộ trình thực hiện: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Lưu ý: bao bì nêu trên gồm các loại: giấy, carton, giấy hỗn hợp; nhôm, sắt và kim loại khác; PET cứng; HDPE, LDPE, PP, PS cứng, EPS cứng, PVC cứng, nhựa cứng khác; đơn vật liệu mềm; đa vật liệu mềm; chai, lọ, hộp thuỷ tinh.
1.2. Một số trường hợp mà nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì không phải thực hiện trách nhiệm tái chế:
[xem chi tiết tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường; Điều 77 và Phụ lục 22 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ]
2. Tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc
2.1. Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm. Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và ban hành ngày 30 tháng 9 năm cuối cùng của chu kỳ 03 năm để áp dụng cho chu kỳ 03 năm tiếp theo.
Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc; tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc thì được bảo lưu phần tỷ lệ chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo.
2.2. Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì. Nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một hoặc các giải pháp tái chế phù hợp với điều kiện thực tế.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc đối với từng loại sản phẩm, bao bì trong 03 năm đầu tiên được quy định như sau:
TT | Phân nhóm sản phẩm, bao bì | Danh mục sản phẩm, bao bì | Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho 3 năm đầu tiên | Quy cách tái chế bắt buộc (Thu hồi tối thiểu 40% khối lượng của sản phẩm,bao bì được tái chế theo tỷ lệ tái chế bắt buộc) |
A. BAO BÌ | ||||
1 | A.1. Bao bì giấy | A.1.1. Bao bì giấy, carton | 20% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
2 | A.1.2. Bao bì giấy hỗn hợp | 15% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
3 | A.2. Bao bì kim loại | A.2.1. Bao bì nhôm | 22% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
4 | A.2.2. Bao bì sắt và kim loại khác | 20% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
5 | A.3. Bao bì nhựa | A.3.1. Bao bì PET cứng | 22% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
6 | A.3.2. Bao bì HDPE, LDPE, PP, PS cứng | 15% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
7 | A.3.3. Bao bì EPS cứng | 10% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
8 | A.3.4. Bao bì PVC cứng | 10% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
9 | A.3.5. Bao bì nhựa cứng khác | 10% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
10 | A.3.6. Bao bì đơn vật liệu mềm | 10% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
11 | A.3.7. Bao bì đa vật liệu mềm | 10% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
12 | A.4. Bao bì thuỷ tinh | A.4.1. Chai, lọ, hộp thuỷ tinh | 15% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
B. ẮC QUY VÀ PIN | ||||
13 | B.1. Ắc quy | B.1.1. Ắc quy chì | 12% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
14 | B.1.2. Ắc quy các loại khác | 08% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
15 | B.2. Pin sạc (nhiều lần) | B.2.1. Pin các loại (Li, NiMH, v.v.) sử dụng cho phương tiện giao thông | 08% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
16 | B.2.2. Pin các loại, sử dụng cho các thiết bị điện - điện tử | 08% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
C. DẦU NHỚT | ||||
17 | C.1. Dầu nhớt cho động cơ | C.1.1. Dầu nhớt cho động cơ | 15% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
D. SĂM, LỐP | ||||
18 | D.1. Săm, lốp các loại | D.1.1. Săm, lốp các loại | 05% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
Đ. ĐIỆN - ĐIỆN TỬ | ||||
19 | Đ.1. Thiết bị nhiệt lạnh | Đ.1.1. Tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động | 05% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
20 | Đ1.2. Điều hoà không khí cố định, di động | 05% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
21 | Đ.2. Màn hình và thiết bị chứa màn hình | Đ.2.1. Máy tính bảng, máy tính xách tay (laptop, notebook) | 09% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
22 | Đ.2.2. Ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác | 07% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
23 | Đ.3. Bóng đèn | Đ.3.1. Bóng đèn compact | 08% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
24 | Đ.3.2. Bóng đèn huỳnh quang | 08% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
25 | Đ.4. Thiết bị lớn | Đ.4.1. Bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng | 05% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
26 | Đ.4.2. Máy giặt, máy sấy | 09% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
27 | Đ.5. Thiết bị vừa và nhỏ | Đ.5.1. Máy ảnh (kể cả đèn flash), máy quay phim | 09% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
28 | Đ.5.2. Thiết bị âm thanh: loa, amply | 09% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
29 | Đ.6. Thiết bị công nghệ thông tin | Đ.6.1 Máy tính để bàn | 09% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
30 | Đ.6.2. Máy in, photocopy | 09% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
31 | Đ.6.3. Điện thoại di động | 15% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
| |
32 | Đ.7. Tấm quang năng | Đ.7.1. Tấm quang năng | 03% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
E. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG | ||||
33 | E.1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ | E.1.1. Xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh | 0,5% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
34 | E.1.2. Xe gắn máy kể cả xe máy điện, xe đạp điện | 0,7% | ||
35 | E.1.3. Xe ô tô chở người (đến 09 chỗ ngồi) | 0,5% | ||
36 | E.1.4. Xe ô tô chở người (trên 09 chỗ ngồi) | 0,5% | ||
37 | E.1.5. Xe ô tô chở hàng (xe ô tô tải) các loại | 0,5% | ||
38 | E.2. Xe, máy chuyên dùng | E.2.1. Xe, máy công trình tự hành các loại | 01% | Giải pháp tái chế được lựa chọn:
|
[xem chi tiết tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường; Điều 78 và Phụ lục XXII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ]
3. Các hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế?
3.1. Nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì theo một trong 02 hình thức: (1) Tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì và (2) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì.
Lưu ý: nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc bên được ủy quyền phải đăng ký kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế về Bộ Tài nguyên và Môi trường (chi tiết xem tại Mục 4 dưới đây).
[xem chi tiết tại khoản 2 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường; Điều 79 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ]
4. Đăng ký kế hoạch và báo cáo kết quả tái chế như thế nào?
4.1. Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế thì tự mình hoặc bên được uỷ quyền phải đăng ký kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế hàng năm đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 hàng năm theo 02 mẫu sau đây:
Lưu ý: trường hợp kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế không đạt yêu cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc bên được uỷ quyền để hoàn thiện kế hoạch, báo cáo trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo.
4.2. Trường hợp khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế đưa ra thị trường và nhập khẩu nhiều hơn so với kế hoạch tái chế đã đăng ký thì nhà sản xuất, nhập khẩu phải bổ sung khối lượng chênh lệch vào kế hoạch tái chế của năm tiếp theo. Trường hợp khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế sản xuất đưa ra thị trường và nhập khẩu ít hơn so với kế hoạch tái chế đã đăng ký thì nhà sản xuất, nhập khẩu được thực hiện, báo cáo kết quả tái chế theo khối lượng sản phẩm, bao bì thực tế đưa ra thị trường và nhập khẩu.
[xem chi tiết tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường; Điều 80 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ; Mẫu số 01 và 02 Phụ lục IX Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường]
5. Đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế như thế nào?
5.1. Nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế thì đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế từng loại sản phẩm, bao bì theo công thức:
F = R x V x Fs
F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: đồng);
R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều 78 Nghị định này (đơn vị tính: %);
V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm tái chế (đơn vị tính: kg);
Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính: đồng/kg). Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Fs cho từng sản phẩm, bao bì và điều chỉnh Fs theo chu kỳ 03 năm một lần.
5.2. Nhà sản xuất, nhập khẩu tự kê khai và gửi bản kê khai số tiền đóng góp tài chính về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 hằng năm. Việc kê khai số tiền đóng góp tài chính được tính theo khối lượng sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu sản phẩm, bao bì của năm liền trước. Nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc bên được ủy quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin trong bản kê khai.
5.3. Nhà sản xuất, nhập khẩu nộp tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế một lần vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam trước ngày 20 tháng 4 hàng năm hoặc được chọn nộp tiền thành 02 lần: lần thứ nhất nộp tối thiểu 50% tổng số tiền trước ngày 20 tháng 4 và lần thứ hai nộp số tiền còn lại trước ngày 20 tháng 10 cùng năm.
Thông tin tài khoản tiếp nhận đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế:
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Số tài khoản: 202266999
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa)
Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế của nhà sản xuất, nhập khẩu
Thông tin thêm: Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu, khảo sát và xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức chi phí tái chế (Fs) đối với sản phẩm, bao bì, dự kiến trình Thủ tướng ban hành trong năm 2023 để kịp thời có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
[xem chi tiết tại Điều 81 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ; khoản 4 Điều 78, khoản 2, 4 Điều 79, mẫu số 4 Phụ lục IX Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường]
6. Quản lý, sử dụng tiền đóng góp hỗ trợ tái chế như thế nào?
6.1. Đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu được dùng hỗ trợ các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu.
6.2. Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định như sau:
6.3. Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế phải công khai, minh bạch, đúng mục đích (chỉ hỗ trợ cho các hoạt động tái chế). Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia và công khai việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế hằng năm trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
Thông tin thêm: Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường để hỗ trợ tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu. Thông tư này sẽ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng khoản tiền này hiệu quả và phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
[xem chi tiết tại khoản 4 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường; Điều 82 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ; ]
7. Công khai thông tin sản phẩm, bao bì như thế nào?
Nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm công khai thông tin sản phẩm, bao bì theo hình thức phù hợp (theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa). Thông tin công khai bao gồm: thành phần nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; hướng dẫn phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý; cảnh báo rủi ro trong quá trình tái chế, tái sử dụng, xử lý.
[xem chi tiết tại khoản 1 Điều 86 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ]
8. Chế tài xử lý hành vi vi phạm như thế nào?
Nhà sản xuất, nhập khẩu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm tái chế theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo từng hành vi vi phạm cụ thể.
Thông tin thêm: Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình và sắp tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Vụ Pháp chế, Bộ TN&MT
Ngày 15/8/2022, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ TN&MT phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công...
Ngày 03/06/2022, tại Hà Nội, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo tham vấn dự thảo Thông tư ban hành Quy...
{{item.user_name}}
{{datetime(item.created_time * 1000, 'DD/MM/YYYY HH:mm:ss')}}
{{item.content}}
{{child.admin_reply ? 'Admin EPR' : child.user_name}}
{{datetime(child.created_time * 1000, 'DD/MM/YYYY HH:mm:ss')}}
{{child.content}}