Trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu được quy định tại Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường. Hiện nay, quy định này đã được quy định chi tiết thi hành tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ (Mục 1 Chương VI, Điều 86 và Phụ lục XXII) và tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 78 và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 79 và Mẫu số 01, 02, 03 Phụ lục IX).
1.1 Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu một số sản phẩm, bao bì sau đây để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc, bao gồm:
Một số sản phẩm gồm:
Một số loại bao bì (bao bì thương phẩm: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài) của các sản phẩm:
Lộ trình thực hiện: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Lưu ý: bao bì nêu trên gồm các loại: giấy, carton, giấy hỗn hợp; nhôm, sắt và kim loại khác; PET cứng; HDPE, LDPE, PP, PS cứng, EPS cứng, PVC cứng, nhựa cứng khác; đơn vật liệu mềm; đa vật liệu mềm; chai, lọ, hộp thuỷ tinh.
1.2. Một số trường hợp mà nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì không phải thực hiện trách nhiệm tái chế:
2.1 Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm. Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc được điều chỉnh 03 năm một lần tăng dần để thực hiện mục tiêu tái chế quốc gia và yêu cầu bảo vệ môi trường. Tỷ lệ tái chế bắt buộc được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh và ban hành ngày 30 tháng 9 năm cuối cùng của chu kỳ 03 năm để áp dụng cho chu kỳ 03 năm tiếp theo
Nhà sản xuất, nhập khẩu được tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc tái chế sản phẩm, bao bì cùng loại do nhà sản xuất, nhập khẩu khác sản xuất, nhập khẩu để đạt được tỷ lệ tái chế bắt buộc; tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất không được tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện tái chế cao hơn tỷ lệ tái chế bắt buộc thì được bảo lưu phần tỷ lệ chênh lệch để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của các năm tiếp theo
2.2 Quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì. Nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một hoặc các giải pháp tái chế phù hợp với điều kiện thực tế.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế bắt buộc đối với từng loại sản phẩm, bao bì trong 03 năm đầu tiên được quy định như sau: